Kính chào Quý khách ghé thăm website của Công ty Bê tông Thăng Long
Từ khoá tìm kiếm
Sự khác biệt giữa sàn bê tông lắp ghép và sàn bê tông liền khối

Sự khác biệt giữa sàn bê tông lắp ghép và sàn bê tông liền khối

Ngày 22-11-2023 Lượt xem 432

Sàn bê tông liền khối có lẽ vốn là vật liệu sử dụng bất biến từ xa xưa đến nay. Bởi qua thời gian nó cũng đã chứng minh tính bền vững chắc chắn của nó theo năm tháng. Và vài chục năm trở lại đây bạn lại được nhắc nhiều đến cụm từ Sàn bê tông lắp ghép – được xem là loại vật liệu xanh thân thiện với môi trường. Và trong tương lại không xa, loại vật liệu này sẽ thay thế hoàn toàn bê tông truyền thống. Vậy sự khác biệt giữa chúng cụ thể như thế nào? 

Các tiêu chí trong so sánh giữa sàn bê tông lắp ghép và sàn bê tông liền khối

Nguyên liệu để đúc tấm sàn

Đối với sàn bê bê tông nguyên khối công việc của bạn là chỉ cần phối trộn các nguyên liệu theo tỷ lê nhất định và đổ theo khuôn đã định. Các nguyên liệu ở đây là xi măng, sỏi đá cát và nước. Các nguyên liệu này trộn theo tỷ lệ 1: 2: 4.

Trường hợp với tấm sàn lắp ghép được sử dụng với loại bê tông MAC 400 kết hợp với thép chịu lực(φ 7,1) cường độ cao.

 Công nghệ sản xuất

Với bê tông thường tùy theo công trình xây dựng việc đổ bê tông tươi phải thực hiện trực tiếp ngay tại công trình. Trong khi với tấm sàn bê tông cốt thép được sản xuất với công nghệ đùn Ép. Sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại nhà máy đảm bảo được chất lượng và kích thước

 Khối lượng và trọng lượng tấm sàn truyền thống và sàn  lắp ghép

Khối lượng của sàn truyền thống: 250-300kg/m2 trong khi đối với sàn bê tông cốt thép là  100-200kg/m2 sàn. Vậy có thể nói bê tông lắp ghép các loại đều có ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều có khối lượng nhẹ hơn 25-30%. Nhờ đó mà nền móng không phải chịu lực dồn xống quá lớn gây hiện tượng sụt, lún, thậm chí nứt hoặc đổ tường làm mất an toàn.

 Phương pháp thi công

Việc thi công các loại bê tông thường, bê tông cốt thép truyền thống thường phải thực hiện trực tiếp tại công trình phải huy động thiết bị máy móc, giàn cốt pha và lực lượng nhân công để thực hiện đổ bê tông tươi nhanh và gấp rút bởi bê tông sau khi trộn nhanh chóng bị cứng hóa. Trong khi đối với sàn bê tông cốt thép, thì công việc lại nhẹ nhàng hơn rất nhiều, đa phần bê tông đều là sản phẩm được đúc sẵn nên chỉ cần lắp ghép trên giàn đỡ sắt thép rồi nối kẽ lắp ghép sao cho khỏi hở. Trong phương án thi công tấm sàn bê tông lắp ghép giúp tiết kiệm 20-30% thời gian và chi phí

Chi phí lắp đặt thi công sàn lắp ghép với sàn bê tông truyền thống

Về chi phí thì chi phí thi công sàn lắp ghép  cũng như chi phí xây dựng nói chung sẽ thấp hơn nhiều so với công trình thi công bê tông truyền thống . Qua thực tế thi công xây dựng cũng như bảng dự toán cho các công trình xây dựng cấu thành nên quy mô, hạng mục xây dựng.

Đối với sàn bê tông  truyền thống chi phí đối với mỗi mét vuông sàn cần đổ có thể lên đến 1.200.000đ/m2 trong khi đối với sàn bê tông lắp ghép tiết kiệm rẻ hơn 30-40% so với việc đúc bê tông truyền thống. Không chỉ có lợi về kinh tế mà sản phẩm sau khi hoàn thành cũng có những ưu điểm vượt trội hơn so với bê tông truyền thống:

– Có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt hơn sàn truyền thống.

– Khả năng chịu lực, khả năng chống thấm nước tốt có thế so sánh tương đương nhau.

– Việc thi công sàn lắp ghép dễ dàng thực hiện trong điều kiện địa hình khó.

– Gạch bê tông siêu nhẹ chống nống, chốn ồn tốt

 

wiget Chat Zalo
Messenger Chat